Công nhận Nhà nước Palestine Chính_quyền_Dân_tộc_Palestine

Bài chi tiết: Nhà nước Palestine

Ngày 15/5/1948, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập. Một số nước Ả Rập đã bác bỏ Nghị quyết chia cắt 181/II và tuyên bố chiến tranh chống Israel (1948-1949). Qua 4 cuộc chiến tranh (1948 – 1949, 1956, 1967 và 1973), Israel chiếm đóng toàn bộ phần đất chia cho Nhà nước Palestine (theo NQ 181), Đông Jerusalem, cao nguyên Golan của Syria, Nam Libanbán đảo Sinai của Ai Cập (đã được Israel trao trả theo Hiệp định Trại David ký năm 1979).

Nghị quyết 242 (11/1967) và 338 (10/1973) của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quy định Israel rút quân ra khỏi các lãnh thổ bị chiếm, chấm dứt tình trạng chiến tranh ở Trung Đông, bảo đảm sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của tất cả các quốc gia khu vực (hàm ý công nhận sự tồn tại của Israel), giải quyết vấn đề người tỵ nạn. Tuy nhiên 2 Nghị quyết này chưa đầy đủ vì không đề cập đến quyền tự quyết của nhân dân Palestine.

Năm 1958, Tổ chức Al-Fatah, Tổ chức Cách mạng đầu tiên của nhân dân Palestine được thành lập. Tháng 5/1964, Hội đồng dân tộc Palestine (PNC) lần thứ nhất đã họp ở Đông Jerusalem tuyên bố thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Từ đó PLO là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine. Năm 1975 tại khóa họp 30 của Liên Hiệp Quốc, Đaị Hội đồng đã mời PLO tham gia với Liên Hiệp Quốc tư cách quan sát viên.

Ngày 15/11/1988, Nhà nước Palestine được tuyên bố thành lập.

Ngày 11/11/2004, Chủ tịch Y. Arafat qua đời. Ngày 09/01/2005, ông M. Abbas được bầu làm người đứng đầu PLO và PNA thay thế Chủ tịch Arafat, mở ra thời kỳ mới cho tiến trình hòa bình.

Ngày 25/01/2006, bầu cử Hội đồng lập pháp Chính quyền Palestine với thắng lợi bất ngờ của Phong trào Hồi giáo Hamas (76/132 ghế), Fatah chỉ chiếm được 46 ghế. Mỹ, phương Tây và IIsrael gây sức ép đòi Hamas từ bỏ đấu tranh vũ trang, công nhận Nhà nước Do Thái và tôn trọng các thỏa thuận và Hiệp định đã ký với Israel. Tuy nhiên Hamas vẫn giữ lập trường cứng rắn. Hamas tích cực tiến hành chiến dịch vận động các nước Ả Rập ủng hộ về mặt chính trị và hỗ trợ tài chính.

Thành phần chính phủ mới do Thủ tướng Ismail Hanyah lãnh đạo gồm 24 thành viên chủ yếu là người của Hamas. Phong trào Fatah, lực lượng nòng cốt trong PLO, phản đối và không hợp tác với Chính phủ của Hamas.

Ngày 15/6/2007, Hamas làm cuộc chính biến, dùng vũ lực chiếm toàn bộ dải Gaza, đẩy lực lượng Fatah về khu Bờ Tây, làm mâu thuẫn nội bộ Palestine trở nên gay gắt hơn. Ngay sau đó Tổng thống M. Abbas tuyên bố giải tán chính phủ do phe Hamas chiếm đa số và thành lập chính phủ khẩn cấp do ông S. Fayad làm Thủ tướng.

Ngày 21/09/2011 Chính Quyền Palestine đứng đầu là Tổng thống Abbas đã nộp đơn xin gia nhập LHQ với tư cách là một quốc gia thành viên.

Ngày 29/11/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức nâng quy chế của Palestine lên "nhà nước quan sát phi thành viên" với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính_quyền_Dân_tộc_Palestine http://users.skynet.be/diab/Europe/Hamas.htm http://books.google.ca/books?id=4CfBKvsiWeQC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=YkstKjWgdqkC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=gwKqGbuZu5kC&pg=PA... http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-07/... http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-10/... http://www.afp.com/english/news/stories/0602021346... http://www.cbsnews.com/stories/2005/02/24/world/ma... http://edition.cnn.com/2007/WORLD/meast/06/14/gaza... http://www.dawn.com/2004/07/17/int6.htm